Dự án nghệ thuật thủ công đặc sắc “Tinh quang hội nguyệt” đang diễn ra tại Khu Thái học, Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

“Tinh quang hội nguyệt” tôn vinh văn hóa truyền thống Việt Nam qua lăng kính của những người trẻ đầy đam mê và sáng tạo. Triển lãm kéo dài từ nay đến ngày 17/9, giúp du khách sẽ có cơ hội đắm mình trong không gian huyền ảo tại Phòng khách – Khu Thái học, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi những câu chuyện về Trung thu được tái hiện qua ngôn ngữ của nghệ thuật và thủ công truyền thống.

Trải nghiệm đa giác quan về Trung thu truyền thống tại triển lãm "Tinh quang hội nguyệt" - Ảnh 1.

Được khởi xướng và tổ chức bởi những người trẻ đam mê nghệ thuật, dự án “Tinh quang hội nguyệt” đã thổi hồn vào không gian lịch sử của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mang đến cho công chúng một trải nghiệm trung thu vừa thơ mộng vừa độc đáo.

Trải nghiệm đa giác quan về Trung thu truyền thống tại triển lãm "Tinh quang hội nguyệt" - Ảnh 2.Trải nghiệm đa giác quan về Trung thu truyền thống tại triển lãm "Tinh quang hội nguyệt" - Ảnh 3.

Tại triển lãm này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ ánh sao, mặt trăng và những biểu tượng của văn hóa trung Thu. Đồng thời được tham gia vào các hoạt động làng nghề truyền thống, từ làm đèn ông sao béo, vẽ mặt nạ hỉ nộ ái ố, sáng tạo tranh sơn mài, làm bánh trung thu, làm đèn cù, làm cây “chăng sao”…

Đây không chỉ là một triển lãm nghệ thuật thông thường, mà còn là một hành trình trải nghiệm đa giác quan, nơi các giá trị truyền thống và đương đại gặp gỡ, cộng hưởng và tỏa sáng.

Trải nghiệm đa giác quan về Trung thu truyền thống tại triển lãm "Tinh quang hội nguyệt" - Ảnh 4.

“Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, mỗi Trung Thu đến lại được phá cỗ đêm trăng. Đó là hình ảnh tôi luôn thích thú nhất, nhiều sắc màu, tiếng nô nức cười vui của các bạn nhỏ. Bởi thế mong muốn lưu giữ những hình ảnh long lanh với sự sôi động này, tôi đã chuyển thể tác phẩm từ chất liệu bột màu dung dị sang chất liệu sơn mài với đa dạng chất liệu như cửu khổng, trai để tạo ánh xà cừ lấp lánh; những mảng sáng của trứng trong đêm trăng rằm; bập bùng ánh nến toả ra của những chiếc đèn lồng được vẽ bằng vàng, bạc, thiếc…” anh Phạm Khắc Thắng chia sẻ.

“Tinh quang hội nguyệt” như một cây cầu kết nối giữa quá khứ và hiện tại, mang đến một lễ hội Trung Thu không chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để sống lại những kỷ niệm đẹp, đồng thời lan tỏa thông điệp về sự bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong thời đại mới.

Chủ đề:
Thẻ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt [X]